KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH

KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH – SỰ NGHIỆP

1. Giới thiệu chương trình:

Các đơn vị HCSN có hệ thống rộng khắp từ trung ương đến các địa phương với hàng chục nghìn các đơn vị đầu mối hạch toán theo chế độ kế toán HCSN. Tại địa bàn Hà Nội cũng như nhiều địa phương không nhiều cơ sở thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng kế toán HCSN, nhận thấy nhu cầu thiết yếu này, TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC- ĐHKTQD đã thiết kế chương trình mới nhằm đáp ứng nhu cầu của học viên chuẩn bị được tuyển dụng làm kế toán của các đơn vị HCSN hoặc đã được tuyển dụng nhưng chưa có đủ kiến thực về kế toán HCSN.

2. Mục tiêu: Chương trình nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về HẠCH TOÁN KẾ TOÁN trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp học viên có đủ những kiến thức cần thiết để và kỹ năng thực hành ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính kế toán HCSN tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp.

3. Đối tượng: Những người đang hoặc sẽ làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp như: Các cơ quan nhà nước,  đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, ban quản lý dự án, bệnh viện, trường học hiện đang được tài trợ bởi NSNN… có nhu cầu làm công tác kế toán.

4. Nội dung chương trình:

4.1. Kế toán Hành chính sự nghiệp

Chương 1. Tổng quan về kế toán trong các đơn vị HCSN

1.1. Bản chất, chức năng, vai trò, nhiệm vụ của kế toán;

1.2. Đối tượng của kế toán;

1.3. Các phương pháp kê toán;

1.4. Các hình thức tổ chức sổ kế toán

Chương 2. Kế toán tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa, tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính

2.1. Kế toán tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn;

2.2. Kế toán nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa;

2.3. Kế toán tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn

Chương 3. Kế toán các khoản thanh toán

3.1. Kế toán các khoản phải thu;

3.2. Kế toán các khoản phải trả

Chương 4. Kế toán các khoản thu chi, nguồn kinh phí, nguồn vốn, quỹ

4.1. Kế toán thu, chi hành chính sự nghiệp;

4.2. Kế toán thu, chi các hoạt động kinh doanh

4.3. Kế toán thu, chi khác

Chương 5. Lập báo cáo tài chính

5.1. Bảng cân đối kế toán;

5.2. Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng;

5.3. Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và  hoạt động kinh doanh;

5.4. Báo cáo tăng giảm tài sản cố định;

5.5. báo cáo kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang;

5.6. Thuyết minh báo cáo tài chính

4.2. Thực hành ghi sổ Kế toán Hành chính sự nghiệp:

Bài 1 :Bài tập thực hành với đơn vị Hành chính sự nghiệp theo hình thức nhật ký chung bằng các chứng từ thật của đơn vị;

1-Kiểm tra phân loại chứng từ;

2-Hướng dẫn viết phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho, lập hoá đơn bán hàng, khế ước vay…..;

3-Mở sổ nhật ký chung; 4-Sổ cái các tài khoản

5-Mở các sổ quỹ tiền mặt, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết vật liệu thành phẩm, sổ lương, các sổ kế toán chi tiết; 6-Mở sổ chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm; 7-Đối chiếu các sổ – lập bảng cân đối các tài khoản

Bài 2 : Bài tập thực hành với đơn vị Hành chính sự nghiệp theo hình thức chứng từ ghi sổ

1- Kiểm tra, phân loại, lập chứng từ thu chi, xuất nhập; 2- Lập chứng từ ghi sổ: qui định thời gian, cách lập chứng từ ghi sổ ; 3- Vào sổ cái, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ theo dõi tiền mặt tiền gửi bằng ngoại tệ (học viên tự vào sổ chi tiết đã học và lập các báo cáo như bài 1);

Bài 3 : Bài tập thực hành theo hình thức nhật ký sổ cái: Hướng dẫn cách mở sổ nhật ký sổ cái (Các sổ chi tiết, các báo cáo kế toán học viên tự làm)

5. Giảng viên: Giảng viên là các thầy cô giáo có học vị ThS, TS,…có trình độ giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn.

6. Phương pháp họcNghe giảng, làm bài tập thực hành, kiểm tra trên lớp, kết hợp tự học ở nhà.

7. Thời gian đào tạoThời gian đào tạo : 20 buổi

8. Học phí: 3.000.000 đ/học viên

9. Địa điểm học:Trường Đại học Mỏ – Địa chất

10. Chứng chỉ:Cuối khoá học học viên học đủ thời gian quy định và kết quả thi đạt yêu cầu trở lên được Giám đốc TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ cấp chứng chỉ có giá trị vĩnh viễn

Comments (0)
Add Comment