Nội dung phân cấp thực hiện VHAT tại nơi làm việc
Cấp quốc gia | Cần thể hiện rõ trong đường lối, chính sách và pháp luật về ATVSLĐ của nhà nước Việt Nam: Bộ luật Lao động và Luật ATVSLĐ quy định trách nhiệm của chính phủ, NSDLĐ, NLĐ và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về ATVSLĐ và các cơ chế đảm bảo việc thi hành pháp luật, hệ thống thanh tra lao động, vai trò của tổ chức Công đoàn… | |
Cấp
Chính phủ |
Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật ATVSLĐ. Các chính sách, pháp luật ATVSLĐ nhằm đảm bảo các quyền được hưởng một môi trường làm việc an toàn, vệ sinh lao động của NLĐ, bắt buộc các cấp phải tôn trọng (thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chăm sóc sức khoẻ NLĐ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ…) là cơ sở để đảm bảo thực hiện “VHAT lao động tại nơi làm việc”. | |
Kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về ATVSLĐ. Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ được mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp, các làng nghề. | ||
Công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức được đẩy mạnh; tư vấn, phổ biến kiến thức, pháp luật ATVSLĐ cho các doanh nghiệp thay vì chỉ đơn thuần thực hiện các biện pháp cưỡng chế. | ||
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các hệ thống quản lý ATVSLĐ (ILO-OSH MS 2001, ISO 45001: 2018); giới thiệu và hướng dẫn phương pháp cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực có nguy cơ cao về mất an toàn… | ||
Cấp doanh nghiệp | Về phía NSDLĐ | Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; cải tạo nhà xưởng, môi trường làm việc; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ; đẩy mạnh công tác kiểm tra và tự kiểm tra. |
Xây dựng các giải pháp phòng ngừa rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố xảy ra… chủ động hoặc theo yêu cầu của đối tác đã đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý theo bộ tiêu chuẩn ISO 45001, SA 8000, OSHAS 18001… | ||
Cam kết với NLĐ thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với NLĐ, về ATVSLĐ thông qua các TƯLĐTT; đảm bảo chế độ làm việc của NLĐ, các hoạt động phúc lợi xã hội; thực hiện quyền bình đẳng trong công việc và cư xử… | ||
Về phía
NLĐ |
Ý thức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong công tác ATVSLĐ. | |
Tham gia, đóng góp xây dựng TƯLĐTT, nội quy lao động của doanh nghiệp. | ||
Cùng với NSDLĐ xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ và trực tiếp tham gia các hoạt động: đánh giá rủi ro, cải thiện điều kiện lao động… | ||
Nhận thức của NLĐ về ATVSLĐ được nâng cao, ý thức chấp hành các quy định về ATVSLĐ được cải thiện; hiểu, tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với công tác ATVSLĐ. |
Để thực hiện VHAT tại doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất, chúng ta nên ưu tiên tập trung hướng vào kiểm soát các khu vực có nguy cơ cao, những nơi làm việc/công việc có tỉ lệ tai nạn cao.
Việt Nam là một nền kinh tế năng động, sáng tạo. Trong những năm gần đây, ngoài việc đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư từ các quốc gia phát triển bên ngoài, Chính phủ Việt Nam cũng luôn ưu tiên tập trung đầu tư nguồn lực cho các doanh nghiệp trong nước phát triển nhằm cung cấp các sản phẩm chất lượng, có thương hiệu đến các nước phát triển trên thế giới. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, chủ trương xây dựng VHAT tại nơi làm việc đối với các doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Thông qua hình thức hướng dẫn, khuyến khích, cùng với xây dựng các chế tài về pháp lý, các giải pháp và sự hỗ trợ khác nhằm giúp cho doanh nghiệp phát triển – mang lại khả năng cạnh tranh, uy tín và lợi ích cho cả quốc gia, doanh nghiệp và NLĐ. Đây cũng là chìa khóa để cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro, nhằm giảm thiểu TNLĐ, BNN một cách hiệu quả.